Phần 1
Công dụng của TEKLA ?
Hiện tại đến thời điểm này Version 15 đã ra đời, nhưng TEKLA chỉ làm được các việc sau:
1.1 Mô hình hóa 3D
1.2 Xuất bản vẽ
1.3 Tính toán được liên kết.
1.4 Xuất mô hình qua các phần mềm khác để tính kết cấu (tất nhiên mô hình để tính theo nguyên lý của FEM)
Sau khi đã biết công dụng của nó rồi ta mới bắt đầu dùng nó, tất nhiên có nhiều Soft khác hay hơn nó nhưng cứ từ từ thôi không vội vàng, và làm thịt từng thằng 1. Thôi, chúng ta sang mục 2 để bắt đầu học vẽ cho nhanh.
____________________________________________
1.1 Mô hình hóa 3D
Dẫn nhập:
Xưa nay AutoDesk thuốc dân Việt nam rồi, nhà nhà biết CAD, người người biết CAD thế là hàng loạt câu hỏi cái phần mềm này có link được với AutoCAD không và thật là ngớ ngẩn nếu trả lời lại cho người ta. Tuy nhiên đừng có nóng tính, đầu tiên bạn hãy phân biệt về phần mềm rồi mới tự có câu trả lời nhé.
Hệ thống phần mềm giành cho chuyên ngành rất phong phú, ngành cơ khí thì họ rất tuyệt cú mèo rồi, nhưng ngành xây dựng tôi liệt kê ra nó như sau.
Phần A :Vẽ không theo chuyên ngành nào hết
Cơ khí cũng được, hội họa cũng được, xây dựng cũng được....
Vẽ cái gì cũng được phần sơ đẳng 2D: AutoCAD, Layout của Google....
Còn phần 3D thì AutoCAD nói chung là vẽ được nhưng một số vật thể vẫn không thể hiện được. Ví dụ vẽ 1 cái tách trà chẳng hạn, những đường cong của miệng rót, đường vát (fillet) của thâng với miệng, Chiều dày thay đổi, tất cả tạo nên đống lộn xộn mà autoCAD đành bó tay. Cho nên AutoCAD mà dùng vẽ 3D thì tốt nhất là vứt đi.
Phần B: Phân theo chuyên ngành
Chúng ta sử dụng phần mềm theo đúng chuyên ngành của mình, đóa là:
Phần mềm về kết cấu thép: TEKLA, StruCAD, BoCAD, SDS2...còn nhiều vô kể có cả những thằng Ăn theo AutoCAD mà lớn tiếng lại còn nặng nề, đòi hỏi phần cứng kinh khủng và tốn kém cũng ko ít. Tuy nhiên nó lại có cái hay là quảng cáo rất tốt !
Phần mềm kêt cấu bê tông cốt thép: Graitec Advanced Concrete
Phần mềm kiến trúc: Revit, ArchiCAD, 3DSMax, Sketchup, và nhiều nhiều lắm thậm chí thiết khi làm biệt thự thì dùng Punch design Studio...
Phần mềm cho ngành dầu khí: PDMS, PDS.
Khi các bạn học các phần mềm đẳng cấp thế này rồi, thì vui lòng quên đi AutoCAD và các trình bày bản vẽ khoa học thời cũ kỹ lạc hậu của mình của các cây đề dạy bảo từ thời 1945 đến giờ chưa thay đổi. Và việc vẽ nó cũng khác hoàn toàn các bạn ạ, nhanh hơn và dễ hơn rất nhiều.
Cách thực hiện.
Để vẽ được cái nhà, đầu tiên các bạn sẽ làm gì ?
1.1.1 Định nghĩa lưới
1.1.2 Tạo mặt đứng (đông tây nam bắc, hoặc các trục lưới 1, 2 ,3, 4..)
1.1.3 Tạo Profile (Profile nó là dạng tiết diện của hình, ví dụ C, I, L, O...) Tất nhiên nếu bạn làm theo thép nhật Mỹ thì không để tâm tọa mới Profile mà nó đã có sẵn.
1.1.4 Các phần Modify trong Model (Del, Copy, Rotate..Cut)
1.1.4 Tạo liên kết.
1.1.5 Kiểm tra mô hình
Sau đây là chi tiết:
1.1.1 Định nghĩa lưới.
Nhấp đôi vào lưới ta sẽ có định nghĩa lưới các bạn ạ. Khi nhấp đôi cửa sổ xuất hiện
Coordinates:
X 0 6000 2*4000 Hiểu là lưới theo trục X Global (tổng thể) có thứ tự là 0, cách 6m có thêm 1 lưới, và có thêm 2 trục lưới liên tiếp cách nhau 4m.
Y tương tự,
Z thì khác nhé, chỉ theo chiều cao thôi.
Line Extension
Là phần rìa để kéo giãn ra ngoài mục đích cho đẹp và để ghi tên trục lưới không vi phạm vào khu vực làm việc bên trong. Không tin bạn cứ nhập thử rồi biết
1.1.2 Tạo mặt đứng (đông tây nam bắc, hoặc các trục lưới 1, 2 ,3, 4..)
Các bạn nhấn tổ hợp phím Shift+G (tôi ngầm hiểu G là Grid) Mặc định TEKLA ko có cái này, nhưng tôi đã định nghĩa nó rồi, bạn cần tải file phamtat.reg, để kích hoạt nó làm việc, bạn chỉ cần nhấp đôi vào là xong.
1.1.3 Tạo Profile:
(Profile nó là dạng tiết diện của hình, ví dụ C, I, L, O...) Tất nhiên nếu bạn làm theo thép nhật Mỹ thì không để tâm tọa mới Profile mà nó đã có sẵn.
Việc tạo Profile các phiên bản có khác nhau rất nhiều, TEKLA hơi llung tung phần này. Do bây giờ mạng nó có bản 13 và 14. Tạm thời nó thế này.
Bản 12 bạn vào File/Profiles/Catalog
Bản 13, 14 thì vào Modeling/Profiles/Catalog
Bạn thấy cửa sổ Modify Profile xuất hiện, kéo chuột xuống dưới cùng chọn Other.
Nếu tạo thêm L chọn L rồi chọn Add Profile
Nhập các tham số cho L, Đặt tên cho Profile chẳng hạn L50, Nhập tham số và Update để thành công.
Tương tự cho các Profile dạng khác nhé.
Xong rồi bạn đã có Profile ưng ý trong thư viện.
1.1.4 Các phần Modify trong Model (Del, Copy, Rotate..Cut)
Del.
Xóa đi Chọn đối tượng rồi xóa (Ai cũng biết)
Copy
Chọn đối tượng rồi gõ phím S, phần mềm sẽ hỏi Copy tại điểm nào, chọn điểm đó rồi rê chuột đến điểm khác (S Special Copy) nó là Copy with base Point.
Coppy dạng Array.
Chọn Ctrl+C
Bạn nhập theo chiều mang muốn hoặc kích chuôt chọn kích thước.
Chọn Copy là xong.
Tương tự cho các phần khác nhé.
Move
Bạn chỉ việc chọn đối tượng gõ M
Move rotate
Chọn đối tượng rồi gõ Shift + R
Bẻ gãy phần tử (Split) phân đoạn
Chọn đối tượng rồi nhấn Alt+S, chọn 1 điểm để bẻ là xong.
Combine member Nối lại
Chọn đối tượng rồi nhấn Alt+C, chữ C nghĩa là Combine
Cắt phần ngắn (fitting)
Chọn đối tượng rồi nhấn phím Alt +F
Cắt theo đừong thẳng cho trước (line cut)
Chọn đối tượng rồi nhấn Alt + L
Tương tự cho nhiều phần modify khác các bạn nhé.
1.1.5 Tạo liên kết.
Để tạo liên kết thì bạn cần trả lời câu hỏi đầu tiên là mình liên kết nó vào đâu, hình thái liên kết như thế nào. Nó thuộc loại liên kết gì.
Phân loại liên kết.
1. Liên kết cột-cột (Splice Connection)
2. Liên kết Dầm-Cột Beam-Col
3. Liên kết dầm với dầm Beam-beam
4. Base plate (Bản đế)
5 Bracing (Giằng)
và nhiều loại khác nữa, tuy nhiên chừng này xài phê rồi.
Các loại khác cũng không khác nhau mấy, ta áp dụng 1 cái rồi suy ra chứ ko có tư duy thì học thuộc lòng biết bao giờ khá nổi.
Ở đây tôi chọn liên kết điển hình để viết.
Liên kết Dầm-Cột
Gõ Ctrl+F, mục dò tìm hiện ra, nhập số 144 vào, bạn chọn End plate đó và nhấp đôi cho tôi.
Các tham số khai báo như sau.
Tab Picture.
Hình ảnh về liên kết (ví dụ phần này bạn muốn cho nó mở rộng End plate về thêm mỗi bên là 100, nhập là -100
Plate
t: Chiều dày
b: chiều rộng
h: chiều cao
Endplate: Tấm liên kết
Folder plate: Nó là tấm thép nêm vào và kẹp bên trên
Fitting: Tấm thép nêm
Stiffener Sườn
Top NS (Top Near Side) Tạm dịch là Sườn gần phía trên
Top FS (Top Far Side) Tạm dịch là sườn xa phía trên.
Bottom NS và FS tuơng tự.
Tab General
Bỏ qua hết đi cho dễ, Class Chính là màu của liên kết.
1. Nâu
2. Đỏ
3. Xanh
4. Xanh dương
5. Xanh nhạt
6. Vàng
7. Tím
..............
Tab Haunch (Nách)
Nách là phần gia cứng thêm 100 nới rộng.
Bạn có thể vát nó như mong muốn.
t, chiều dày
b chiều rộng
h, bỏ qua (đã nhập lúc nãy rồi)
Phần cắt góc nách nếu bạn muốn thì nhập vào.
Tab notch
Bỏ qua
Tab Bolt Bu lông
Bolt size cỡ bolt Nhập 20
Bolt Standard: Chuẩn bolt, chọn cấp 4.6 hoặc 8.8 tùy yêu cầu thiết kế
Tolerance: Dung sai, khoảng hở giữa lỗ Bolt và đường kính ngoài của ren
Cách kích thước thì tự hiểu theo phần ghi chú.
Phần 2 ô liên tiếp định nghĩa như sau
1. Số lượng Bolt
2. Khoảng cách Bolt
canh bolt theo Middle (canh giữa) hoặc Top (trên), hoặc Bottom (đáy)
Xong rồi chọn Modify nhé.
Chúc thành công.
Tên tuổi:
Tên Part: Tên các con Ốc, Màn hình, CPU, Fan, HDD....
Tên Assembly: Tên cái máy tính
Tập hợp màn hình, CPU, VGA, HDD, FAN...thành cái máy tính.
Áp dụng cho công trình. Cái dầm bao gồm bản mã liên kết ở đầu, sườn, thanh H.
Tên các phần cấu kiện nhỏ này là tên Part (tên phần tử)
Tên gộp cả các thằng kia là tên Assembly
Vậy tên tuổi nó nằm ở đâu ?
Ví dụ áp dụng cho cái dầm trong Model ví dụ:
Nhấp đôi vào cái dầm, ta sẽ thấy Tab Attributes
Tạm dịch như sau:
Part: Đã dịch
Assembly: Đã dịch
Prefix: Tiền tố, Tiền là trước, tố là đưa ra Góp lại là đưa ra phía trước
Cách nhập:
Prefix Part: đặt là H (Sau này mình muốn cắt bao nhiêu cây H để hàn với sườn mà còn thống kê)
Prefix Assembly đặt là B,, B viết tắt chữ Beam Nghĩa là dầm, Như vậy sẽ có dầm số mấy, thậm chí nếu nó thuộc tầng 1, ta nện chữ B1
Tên sau khi bảo phần mềm đánh số sẽ có thứ tự như vậy sẽ cần Numberring.
Nếu chưa hiểu thì thử vài lần, rồi nặng quá thì Post lên tôi giúp.
Đánh số: Numberring
Mục đích là để phần mềm nó đánh số thứ tự rồi sau này dễ lắp, chữ mặc định ban đầu đều có số thứ tự đều giống nhau.
Cách thực hiện: Drawing & Report | Numberring | Numberring all object
Chọn Ok là xong.
Thống kê: Report
Ta chọn hết Ctrl+A rồi chọn vào Icon nào hoặc gõ tiếp Ctrl+B là xong. Hoặc câu giờ thì vào Menu
Drawing & Report | Create report.
Chọn Create from select hoặc From all rồi chọn Show.
Bảng thống kê hiện lên cho ta.
Tất nhiên ta phải chọn bảng thống kê mẫu từng phần từ thống kê bảng vẽ, bù lông ốc dít, Part, Assembly..
nguồn:xaydungbg.com
Trên trang chủ của Tekla có video hướng dẫn học Tekla Structures (TS) phần cơ bản:
http://www.tekla.com/international/s...index_eng.html
- Modeling: Mô hình hóa
+ Tạo lưới
+ Tạo view
+ Vẽ cấu kiện
- Drawing: Tạo và biên tập bản vẽ:
+ Thuộc tính bản vẽ, view, kích thước...
+ Đánh số cấu kiện
+ Tạo bản vẽ: GA, Assembly, Single part, multi drawing
Ngoài ra có thể tự học tạo các thống kê (report)
Chịu khó xem hướng dẫn là học phần cơ bản được. Kiên nhẫn thì đọc help tương đối đầy đủ.
Tất nhiên có những cái trong help cũng ... không có
Ai quan tâm đến TS 15 thì xem thêm
http://www.tekla.com/international/s...index_eng.html
- Modeling: Mô hình hóa
+ Tạo lưới
+ Tạo view
+ Vẽ cấu kiện
- Drawing: Tạo và biên tập bản vẽ:
+ Thuộc tính bản vẽ, view, kích thước...
+ Đánh số cấu kiện
+ Tạo bản vẽ: GA, Assembly, Single part, multi drawing
Ngoài ra có thể tự học tạo các thống kê (report)
Chịu khó xem hướng dẫn là học phần cơ bản được. Kiên nhẫn thì đọc help tương đối đầy đủ.
Tất nhiên có những cái trong help cũng ... không có

Ai quan tâm đến TS 15 thì xem thêm
0 nhận xét:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã nhận xét